Nghiệm thu đề tài: Nghiên cứu mô hình sinh sản và nâng cao nâng suất dế cơm

25/06/2021 09:46:05 | Người đăng tin: admin

Việc phát triển mô hình nuôi dế mang lại nhiều lợi ích như bảo tồn đa dạng sinh học, người dân có thêm nghề mới, xóa đói giảm nghèo ở những vùng đất đai cằn cõi, cung cấp nguồn thực phẩm cũng như nguyên liệu làm thuốc cho xã hội. Hiện nay, vấn đề nghiên cứu nâng cao nâng suất dế cơm chưa được nghiên cứu. Xuất phát từ vấn đề trên, Nhà trường quyết định phê duyệt thực hiện đề tài “Nghiên cứu mô hình sinh sản và nâng cao nâng suất dế cơm” do ThS. Ngô Văn Thống làm chủ nhiệm đề tài.

Đề tài nhằm thực hiện mục tiêu hoàn thiện được quy trình sinh sản dế cơm đạt nâng suất cao. Các nội dung chính bao gồm: (1) Thiết kế chuồng trại và dụng cụ nuôi; (2) Xây dựng các tiêu chí chọn dế bố mẹ nhằm nâng cao nâng suất sinh sản; (3) Khảo sát sự ảnh hưởng của thức ăn đến sự sinh sản và sinh trưởng của dế; (4) Khảo sát các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến tỷ lệ nở của dế cơm.

Hình 1. Các giai đoạn ấu trùng của dế

Hình 2. Dế đẻ trứng

Sau 12 tháng nghiên cứu và triển khai thực hiện, chiều ngày 24 tháng 5 năm 2021, tại Phòng họp Khu hiệu bộ - Trường Đại học Kiên Giang đã diễn ra cuộc họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài trên. Đề tài mang lại một số kết quả nổi bật như sau: (1) Thức ăn ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản và phát triển của dế cơm trong điều kiện nuôi tại Kiên Giang. (2) Khả năng sinh sản của dế cơm trong điều kiện nuôi nhốt tại Kiên Giang có số trứng trung bình 724,63 trứng/mái. Số trứng cao nhất ở nghiệm thức có khẩu phần ăn là 20% thức ăn hỗn hợp + 80% lá khoai mì và số trứng thấp nhất ở nghiệm thức có khẩu phần là 10% thức ăn hỗn hợp + 90% rau muống. (3) Kết quả khảo sát khối lượng của dế cơm giai đoạn 4 tuần tuổi cho thấy khối lượng lớn ở các nghiệm thức bổ sung 15 - 20% thức ăn hỗn hợp. (4) Tỷ lệ sống của dế cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 10 - 15% thức ăn hỗn hợp kết hợp với rau muống. (5) Một bài báo khoa học được đăng trên tạp chí chuyên ngành có chỉ số ISSN nằm trong danh mục tính điểm của Hội đồng chức danh Giáo sư. (6) Quy trình sinh sản và nâng cao năng suất dế cơm.

Hình 3. Trứng dế mới đẻ

Hình 4. Dế đang lột xác

Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được ứng dụng vào quá trình giảng dạy, hướng dẫn sinh viên làm đồ án tốt nghiệp, áp dụng vào chăn nuôi góp phần tăng hiệu quả chăn nuôi. Đối với kinh tế, xã hội và môi trường, nhằm cung cấp nguồn thức ăn cho gia cầm tại địa phương góp phần giảm chi phí vận chuyển, giảm giá thành. Đồng thời là nguồn thức ăn giàu Protein góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Hội đồng đánh giá kết quả nghiên cứu xếp loại khá và thống nhất nghiêm thu đề tài.

sexy porn video bfxxx deutsch porno fullxxxvideo c99 shell video tube xxx porn watch asian girls vola video dexxx osextube seqis
xxx bf sex indian porn videos free porn xxx porn tube Porn Tube